Rung.vn Từ điển - Cộng đồng hỏi đáp trực tuyến
  • Từ điển Việt - Việt

Đánh

Mục lục

Động từ

làm cho đau, cho tổn thương bằng tác động của một lực lên cơ thể
đánh cho mấy roi
bị sét đánh
giơ cao đánh khẽ (tng)
Đồng nghĩa: đả
làm cho (kẻ địch) bị tổn thất hoặc huỷ diệt bằng vũ khí, vũ lực
đánh giặc
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
gõ vào làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc tiếng báo hiệu
đánh cồng
đánh trống khua chiêng (tng)
xát, xoa làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra
đánh răng
đánh vảy cá
đánh phấn tô son
làm cho thành vật có hình dáng nhất định bằng tác động của lực đập vào vật liệu bằng kim loại đã được nung đỏ
đánh con dao
đánh chiếc nhẫn vàng hai chỉ
làm cho có trạng thái nhất định bằng cách khuấy mạnh cho đều
đánh trứng
đánh kem
đánh tiết canh
đánh phèn lọc nước
làm cho thành vật có hình dáng hoặc trạng thái nhất định bằng cách quấn, xe hoặc gài chung lại
đánh thừng
đánh tranh lợp nhà
làm cho trở thành có hình dáng hoặc trạng thái nhất định bằng cách đào, vun, xới
đánh luống để trồng khoai
đánh rơm thành đống
gõ hoặc xát vào làm cho dụng cụ phát huy tác dụng
đánh diêm châm đèn
(Khẩu ngữ) đánh máy (nói tắt)
bài viết được đánh thành nhiều bản
vung, đưa mạnh tay theo một hướng nào đó
hai tay đánh theo nhịp bước
đánh tay lái cho xe rẽ trái
chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay
đánh bóng bàn
đánh cờ tướng
đưa hoặc chuyển quân bài, quả bóng, thường bằng động tác của tay, để đối thủ phải đối phó lại
đánh con bài chủ
đánh nhẹ quả bóng vào góc bàn
làm cho súc vật hoặc các phương tiện vận tải di chuyển đến nơi khác dưới sự điều khiển trực tiếp của mình
đánh xe ngựa
đánh xe vào ga ra
đào cây cối lên để chuyển đi nơi khác
cái cây to được đánh nguyên cả gốc
làm cho nội dung thông tin được truyền đi
đánh điện
đánh thư về cho gia đình
làm cho người, động vật phải chịu tác động của một chất độc hại hoặc của tà thuật
đánh thuốc độc
đánh bả chuột
làm cho sa vào lưới, bẫy để bắt
đánh cá
đánh bẫy
đánh chông
làm cho trở thành cái, điều mà lẽ ra không phải như thế
loại một nhưng bị đánh xuống loại hai
từ biểu đạt một hành vi, một hoạt động do sơ suất, không may mà xảy ra
đánh rơi tập tài liệu xuống đất
nhỡ tay đánh vỡ cái bát
Đồng nghĩa: làm
diễn ra một hành vi, một hoạt động nào đó một cách có ý thức
đánh lạc hướng
đánh thông tư tưởng
(Khẩu ngữ) diễn ra một hành vi cụ thể thuộc sinh hoạt hằng ngày, như ăn, ngủ, mặc, v.v.
đánh chiếc quần đùi đi giữa phố
đánh liền một lúc bốn bát cơm
đánh một giấc đến sáng
Đồng nghĩa: đả
làm cho phải gánh chịu (thường nói về khoản tiền thuế)
đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
(sự việc) làm phát sinh đột ngột một tiếng động hoặc một trạng thái nào đó
cửa đóng đánh rầm
tiếng roi đập xuống đánh đét một cái

Xem thêm các từ khác

  • Đánh bại

    Động từ: đánh cho thua, cho thất bại hoàn toàn, đánh bại đối thủ
  • Đánh bật

    Động từ: làm cho bật ra khỏi vị trí, bằng sức mạnh, đánh bật các đợt phản kích của địch
  • Đánh bắt

    Động từ: đánh và bắt các loại thuỷ sản (nói khái quát), tàu đánh bắt xa bờ
  • Đánh cược

    Động từ: như đánh cuộc .
  • Đánh hơi

    Động từ: (động vật) ngửi mùi mà phân biệt để nhận ra có cái gì, hoặc tìm ra cái đang muốn...
  • Đánh lộng

    Động từ: đánh cá ở vùng biển gần bờ; phân biệt với đánh khơi.
  • Đánh võng

    Động từ: đánh tay lái sang hai bên, làm cho xe chao nghiêng, đảo qua đảo lại như đưa võng trên...
  • Đánh đá

    Động từ: (khẩu ngữ, Ít dùng) như đánh đấm, đánh đá thùm thụp
  • Đánh đơn

    Động từ: thi đấu thể thao, mỗi bên có một người, trong một số môn như bóng bàn, quần vợt,...
  • Đánh đổ

    Động từ: làm đổ chất lỏng hay vật rời ra khỏi vật chứa, hoặc làm đổ vật đang ở tư...
  • Đánh đổi

    Động từ: đem (thường là cái quý giá) ra đổi cho bằng được cái mình cần, mình muốn, bất...
  • Đánh động

    Động từ: ngầm làm cho biết là đã xảy ra sự việc cần đề phòng, để kịp đối phó, thấy...
  • Đánh đụng

    Động từ: (khẩu ngữ) chung nhau cùng mổ thịt lợn, bò, v.v. để chia ăn, hai nhà đánh đụng một...
  • Đáo

    Danh từ: trò chơi của trẻ em, ném đồng tiền hoặc vật tương tự vào một cái đích đã được...
  • Đáy

    Danh từ: phần tận cùng, sâu nhất trong lòng một vật chứa, (khẩu ngữ) cạnh đáy hoặc mặt...
  • Đâm

    Động từ: làm cho bị thủng, bị tổn thương bằng vật có mũi nhọn, (phương ngữ) giã, di chuyển...
  • Đâm họng

    Động từ: (khẩu ngữ, Ít dùng) như đâm hông .
  • Đâu

    Động từ: (phương ngữ) đấu, từ dùng để chỉ một nơi, một chỗ nào đó không rõ, cần được...
  • Đâu đâu

    (khẩu ngữ) bất cứ ở đâu, khắp nơi, linh tinh, không có mục đích, đâu đâu mọi người cũng bàn tán, tiếng tăm lừng lẫy...
  • Đâu đấy

    chỗ nào đó, không biết đích xác, nhưng biết là có, nơi nào cũng như nơi nào, mọi nơi, (khẩu ngữ) đâu vào đấy, hoặc...
Điều khoản Nhóm phát triển
Rừng Từ điển trực tuyến © 2024
DMCA.com Protection Status
có bài viết mới ↑

Bạn vui lòng đăng nhập để đăng câu hỏi

Mời bạn nhập câu hỏi ở đây (đừng quên cho thêm ngữ cảnh và nguồn bạn nhé)
Loading...
Top