Rung.vn Từ điển - Cộng đồng hỏi đáp trực tuyến
  • Từ điển Việt - Việt

Bằng

Mục lục

Danh từ

thứ chim lớn bay rất cao và xa, theo truyền thuyết; thường dùng trong văn học cổ để ví người anh hùng có cơ hội vẫy vùng
"Cánh bằng khi gặp gió xa, Tung mây chưa biết lên đà đến đâu." (NĐM)

Danh từ

(Từ cũ) vật hoặc việc dựa vào làm tin
lấy giấy biên nhận làm bằng
giấy chứng nhận năng lực, trình độ, thành tích
bằng tốt nghiệp đại học
bằng lái xe
Đồng nghĩa: văn bằng

Tính từ

không hơn, không kém
cao bằng nhau
chia thành hai phần bằng nhau
không kém (so với cái tiêu biểu được nêu ra)
bằng chị bằng em
khoẻ không ai bằng
"Của cao bằng núi bằng non, Không bằng sớm vợ, sớm con lúc này." (Cdao)

Tính từ

có bề mặt là một mặt phẳng, không gồ ghề, không lồi lõm, giống như mặt nước yên lặng
đất bằng
san bằng đồn giặc
"Yêu nhau vạn sự chẳng nề, Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng." (Cdao)
Đồng nghĩa: phẳng
Trái nghĩa: gồ ghề, lồi lõm, mấp mô
có phần ở đầu cùng là một mặt bằng, không nhọn, không lồi lõm
máy bay cánh bằng
châu chấu bằng đầu

Tính từ

(âm tiết) có thanh ngang hoặc thanh huyền; phân biệt với trắc
'ba, bà là những tiếng bằng
vần bằng
thanh bằng

Kết từ

từ biểu thị điều sắp nêu ra là chất liệu, vật liệu cấu tạo của sự vật vừa được nói đến
bàn bằng gỗ
quần áo bằng vải lụa
mái nhà lợp bằng tôn
từ biểu thị điều sắp nêu ra là phương tiện, phương pháp của hoạt động được nói đến
đi bằng tàu hoả
làm bằng tay
nói bằng một giọng bông đùa

Kết từ

từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu mà hành động vừa được nói đến nhất thiết phải đạt tới
đọc bằng hết mới thôi
làm cho bằng xong mới nghỉ
dù đắt cũng phải mua cho bằng được!
Đồng nghĩa:

Xem thêm các từ khác

  • Bằng lăng

    Danh từ: cây to, tán dày, lá hình bầu dục, hoa màu tím hồng mọc thành cụm ở đầu cành, nở...
  • Bằng lặng

    Tính từ: (Ít dùng) như phẳng lặng, mặt nước bằng lặng, cuộc đời bằng lặng
  • Bẳn

    Động từ: bực tức một cách vô lí, vô lối, đã không chịu nhận lỗi lại còn phát bẳn, Đồng...
  • Bẳn tính

    Tính từ: có tính hay cáu gắt, mệt mỏi đâm ra bẳn tính
  • Bẵng

    Tính từ: im bặt, vắng bặt, hoàn toàn không có tin tức, động tĩnh gì, ở tình trạng hoàn toàn...
  • Bặm

    Động từ: ngậm chặt môi lại do phải gắng hết sức ra để làm việc gì, bặm miệng lại, bặm...
  • Bặm trợn

    Tính từ: (phương ngữ, khẩu ngữ) có vẻ dữ tợn, hung hăng, thường biểu lộ ra mặt như bặm...
  • Bặng nhặng

    Động từ: (Ít dùng) như bắng nhắng .
  • Bặt

    Tính từ: không để lại dư âm hay tin tức gì, bặt tin nhau, vắng bặt bóng người, "tiếng côn...
  • Bặt thiệp

    Tính từ: lịch sự, khéo léo, thông thạo trong cách giao thiệp, một con người bặt thiệp, Đồng...
  • Bẹ

    Danh từ: bộ phận xoà rộng ra ở gốc lá của một số loại cây, thường ôm lấy thân cây,
  • Bẹn

    Danh từ: chỗ nếp gấp giữa đùi và bụng dưới, quần xắn đến tận bẹn
  • Bẹo

    Động từ: (phương ngữ) véo, bẹo má, bẹo một cái rõ đau
  • Bẹt

    Tính từ: (hình khối) có bề mặt rộng, không dày, trông như bị ép xuống, Tính...
  • Bẻ

    Động từ: gập lại làm cho gãy, gập lại làm cho đổi sang hướng khác, nói vặn lại để bác...
  • Bẽ

    Tính từ: (khẩu ngữ) thẹn, ngượng, vì cảm thấy bị người ta cười chê, "trinh hơi bẽ, hai...
  • Bế

    Động từ: mang người, động vật bằng cách dùng tay đỡ và giữ cho sát vào người, bế em, bế...
  • Bế bồng

    Động từ: như bồng bế .
  • Bến

    Danh từ: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước, nơi quy định cho...
  • Bếp

    Danh từ: dụng cụ để đun nấu, gian nhà làm nơi đặt bếp để nấu ăn, Danh...
Điều khoản Nhóm phát triển
Rừng Từ điển trực tuyến © 2024
DMCA.com Protection Status
có bài viết mới ↑

Bạn vui lòng đăng nhập để đăng câu hỏi

Mời bạn nhập câu hỏi ở đây (đừng quên cho thêm ngữ cảnh và nguồn bạn nhé)
Loading...
Top